Binh pháp Tôn Tử
Binh pháp Tôn Tử

Binh pháp Tôn Tử

Tôn Tử binh pháp (chữ Hán: 孫子兵法 / 孙子兵法; Pinyin: Sūnzĭ Bīngfǎ; WG: Sun1 Tzu3 Ping1 Fa3;) tên tiếng Anh của nó được gọi là The Art of War (tạm dịch: Nghệ thuật Chiến tranh) và còn được gọi là Binh pháp Ngô Tôn Tử, là sách chiến lược chiến thuật chữ Hán do Tôn Vũ soạn thảo vào năm 512 TCN thời Xuân Thu.Cuốn sách chứa một lời giải thích và phân tích chi tiết về quân đội Trung Quốc, từ vũ khí và chiến lược đến cấp bậc và kỷ luật. Tôn Tử cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhà hoạt động tình báo và gián điệp đối với nỗ lực chiến tranh. Bởi vì Tôn Tử từ lâu đã được coi là một trong những nhà chiến thuật và phân tích quân sự giỏi nhất trong lịch sử, những lời dạy và chiến lược của ông đã hình thành nên nền tảng của huấn luyện quân sự tiên tiến trong nhiều thế kỷ tới.Cuốn sách được dịch sang tiếng Pháp và xuất bản năm 1772 (tái bản năm 1782) bởi tu sĩ Dòng Tên người Pháp Jean Joseph Marie Amiot. Một bản dịch sang tiếng Anh đã được sĩ quan người Anh Everard Ferguson Calthrop dịch vào năm 1905 với tựa đề The Book of War. Bản dịch tiếng Anh có chú thích đầu tiên đã được Lionel Giles hoàn thành và xuất bản vào năm 1910.[1] Các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị như Mao Trạch Đông, nhà cách mạng cộng sản Trung Quốc, daimyō Nhật Bản Takeda Shingen, tướng Việt Võ Nguyên Giáp, và tướng quân đội Mỹ Norman Schwarzkopf Jr. đã lấy cảm hứng từ cuốn sách.[2]

Liên quan

Binh chủng Pháo binh, Quân đội nhân dân Việt Nam Binh chủng Đặc công, Quân đội nhân dân Việt Nam Binh đoàn La Mã Binh chủng Tăng – Thiết giáp, Quân đội nhân dân Việt Nam Binh đoàn Lê dương Pháp Binh pháp Tôn Tử Binh chủng Công binh, Quân đội nhân dân Việt Nam Binh chủng Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa Binh chủng Hóa học, Quân đội nhân dân Việt Nam Binh chủng Hải quân Đánh bộ, Quân đội nhân dân Việt Nam